Quảng Châu: Thiên đường của dân đánh hàng

Nhật ký đi đánh hàng tại Quảng Châu

Sau một chuyến tham quan những khu chợ ở Quảng Châu- Trung Quốc, tất cả chúng tôi mới ngỡ ngàng vì ở đây rất nhiều mẫu mã, chủng loại hàng hoá với nhưng thương hiệu nổi tiếng như Nike,Gucci, Polo Louis, Versace… mà giá cả thì rẻ bất ngờ.

Chợ sớm Sập Xóm Hòm (Quảng Châu- Trung Quốc) mở cửa từ 7 giờ sáng. Được xây dựng thành một khu thương mại hai tầng trên 4 diện tích rộng gấp đôi chợ Đồng Xuân, nơi đây chủ yếu bán quần áo các loại với giá được liệt vào hàng cực rẻ. 8 giờ sáng, khi tôi dừng chân ở cửa chợ, từng đoàn người đã khuân vác các bao hàng chất lên xe tỏa đi mọi ngả đường. Không khí mua bán bên trong chợ rất sôi động và nhộn nhịp, nhưng liên tục được hạ nhiệt bởi luồng không khí mát lạnh từ các máy điều hòa cộng suất cao đang chạy hết cỡ.

Đủ loại quần áo, từ mốt di-gan của mùa hè, tới những chiếc áo ấm cho mùa đông, với những kiểu dáng, mẫu mã mới nhất liên tục được chào mời. Giá cả thì rẻ tới mức khó tưởng tượng được. Nếu mua lẻ, một chiếc áo chỉ có giá 15 CNY (tương đương với 30.000- 60.000 đồng), chỉ bằng một 1 nửa so với giá bán ở các cửa hàng “loàng xoàng” ở VN. Với các chợ đồ nữ, đồ nam, giày,dép, túi đồng hồ, tôi như lạc vào mê cung của các nhãn hiệu. Những chiếc thắt lưng điệu đà với đủ các nhãn hiệu, nếu mua ở chợ Hôm hay chợ hàng Da (Hà Nội) giá không dưới 50.000 đồng/chiếc, thì ở đây mua lẻ chỉ là 6 CNY/chiếc (12. 000 đồng). Ngay cả những chiếc thất lưng sành điệu, có nhãn mác đầy đủ và nổi tiếng, được bày bán trong các shop quần áo thời trang ở Hà Nội với giá hàng trăm nghìn đồng một chiếc, cũng chẳng thiếu ở Quảng Châu, với mức giá mua chơi, mua lẻ như tôi cũng chỉ 10 CNY/chiếc. Ở chợ túi, có thể nhìn thấy các nhãn hiệu rất quen thuộc, như Gucci, Polo Louis Vuitton, Versace… đường may sức nét, mềm mại.

Không thoát khỏi sức hấp dẫn của loại phụ trang này, tôi tặc lưỡi mua ba chiếc túi Gucci và Polo, với giá rẻ nhất là 30 CNY và đắt nhất là 60 CNY một chiếc ấy vậy mà khi về Hà Nội, mấy cô nàng sành điệu, sau một hồi săm soi chiếc túi xinh xắn mang nhãn hiệu Gucci với giá 30 CNY lại phán rằng, hôm nọ mua cái túi 170.000 đồng mà không đẹp và sắc sảo bằng (!). Còn “choáng” hơn nữa khi mấy chị bạn ở TP.HCM ở trong đó, một chiếc cặp da nam nhã nhiệu Prada, làm bằng da nguyên chất, mềm mại, được bán với giá trên 1,5 triệu đồng/chiếc, trong khi ở Quảng Châu, giá mua sỉ chỉ là 170 CNY/chiếc (340.000đồng). Không đủ sức chen chân với đám người đi mua – bán nhộn nhịp, tôi lạc sang một khu thương mại bề ngoài vắng vẻ hơn ở đối diện chợ đồ nam.

Khu này được chia nhỏ thành nhiều văn phòng giao dịch, cũng trưng bày các loại hàng quần áo nam nữ đủ loại, nhưng có vẻ cao cấp hơn. Các nhãn hiệu nổi tiếng như Gucci, Polo, Versace, Giorgio Amlani, Mang, Milano, Valentino, D&G…, hay những đồ thể thao mác Adidas, Puma, Nike… đều được bày bán ở đây với giá rẻ đến mức khó tin. Một chiếc áo Polo nữ kẻ, mốt mới nhất năm nay, đường may gọn gàng, có giá bán lẻ 40 CNY. Hàng như vậy trong các shop lớn ở Việt Nam không có giá dưới 200.000 nghìn. Một chiếc áo khoác nữ tôi mua với giá 55 CNY về VN chắc chắn không dưới 500.000 đồng. Hàng ở đây ngay cả người buôn cũng khó phân biệt mức độ thật giả, đẹp xấu so với hàng chính hãng, mà giá mua chỉ bằng 1/5,1/7.

Chủ hàng ở đây chủ yếu bán hàng qua catalogue. Ngắm những bộ comple kẻ, chất liệu len sành điệu ở VN giá khoảng 2 triệu đồng. Bà chủ nào cũng bảo là hàng Italy , hàng Anh. Nhưng ở khu chợ này, chỉ cần có khoảng 200 CNY, có thể mua hàng của đủ nhãn hiệu, từ “Made in Italy” hay “Made in UK”, hoặc bất cứ nhãn hiệu nào, đến từ đâu, miễn là chủ hàng muốn. Tại những khu bán buôn nhộn nhịp, mà người mua trông đa phần giống như các bà, các chị tôi đã gặp trong hành trình từ Hà Nội tới bến xe Việt Tú Nam hôm trước, còn có không ít tay buôn ở châu Phi cũng tới “đánh” hàngGiá rẻ, mác xịn, hàng tên tuổi có lẽ là những yếu tố khiến Quảng Châu ngày càng trở thành “thiên đường” của dân “đánh” hàng.

Đi lại một hồi, tôi cũng phát hiện ra rằng, tại Quảng Châu cũng có không ít hãng tên tuổi đến từ Pháp hay Italy, Anh, nhưng dù có đại hạ giá thì các sản phẩm bán ở đây cũng vẫn cao hơn các mặt hàng được bán ở chợ tới vài ba lần. Không những vậy hàng bán trong đại lý chính thức của các hãng đều phải ghi rõ “Made in Chia”.

Mệt nhoài sau một ngày săn hàng, nhưng những người “đánh hàng” vẫn hăm hở bàn luận về những món hàng mới. Rồi mai, ngày kia, họ lại tiếp tục vào cuộc “săn”. Phải ở lại 2-3 ngày mới đủ thời gian mà “quần thảo ” ở chợ.

Nguồn: http://vanchuyentrungquoc.com/kinh-nghiem-danh-hang/quang-chau-thien-duong-cua-dan-danh-hang__33.html

Đi Quảng Châu “đánh hàng”

Cùng Phóng viên Tuổi Trẻ đã đến thành phố Quảng Châu (Trung Quốc) – nơi được xem là trung tâm cung ứng hàng hóa thuộc loại lớn nhất nhì châu Á – để tìm hiểu đường đi của hàng hóa Trung Quốc về VN.

Suýt nữa chúng tôi phải tốn 35 tệ (1 tệ = gần 2.600 đồng) cho 20 km từ cửa khẩu Hữu Nghị tới thị trấn Bằng Tường (Trung Quốc) nếu không kịp nghe lời mời của một cô gái Trung Quốc nói tiếng Việt rất sõi: “Mời mấy anh lên xe về Bằng Tường miễn phí!”. Sau này chúng tôi mới biết mọi dịch vụ vận chuyển, đi lại… ở Trung Quốc đều có thể đặt chỗ trước từ VN.

Trạm trung chuyển “nóng”

Trên xe 16 chỗ ngồi đã có sẵn ba khách: hai nữ, một nam. Họ nói tiếng Hoa với nhau vài câu rồi cô gái ngồi trước quay sang làm quen. “Các anh định đi đâu?” – Minh, cô gái trẻ dẫn đầu nhóm ba người đi buôn hàng Trung Quốc, hỏi chúng tôi. Một cô trong nhóm buột miệng: “Hay là rủ các anh đi Thái Bình với mình luôn. Tụi em cũng định đi thử đến đó lấy hàng xem sao”. Hóa ra mọi việc chúng tôi chuẩn bị cho sự khó khăn khi sang Trung Quốc chỉ bằng thừa, bởi từ Hà Nội chỉ cần nhấc điện thoại đã có xe của các nhà xe Trung Quốc đón tận nhà và đưa lên cửa khẩu Hữu Nghị. Nếu là nhóm năm người trở lên sẽ được đón miễn phí ngoài giờ đón cố định. Từ đó, sau thủ tục xuất nhập cảnh, bước qua khỏi vòm Hữu Nghị quan, xe trung chuyển sẽ mở rộng cửa chào đón. Và mươi phút sau khách đã có mặt tại thị trấn biên giới mang tên Bằng Tường.

Tại Bằng Tường, nhiều người Trung Quốc có thể nói được lơ lớ tiếng Việt để cung cấp địa chỉ quán ăn, thực đơn, bán vé… cho khách VN sang. Thậm chí quán ăn VN tại đây còn có số điện thoại để khách hàng trước khi sang biên giới có thể gọi điện thoại (số đăng ký VN) đặt cơm do đầu bếp VN nấu theo khẩu vị của người Việt.

Những khách hàng không biết tiếng Hoa có thể gọi điện sang cho các “tai” (hướng dẫn viên nói tiếng Việt) thông báo trước ngày giờ sang, yêu cầu của chuyến đi, thậm chí nếu cần “tai” sẽ đến đón khách ở tận cửa biên giới và đi cùng khách hàng đến khách sạn cho đến khi khách về VN.

Chúng tôi trả 250 tệ/vé (sau này chúng tôi mới biết nếu mua vé khứ hồi tại VN sẽ rẻ hơn được 70 tệ/chuyến) cho chuyến khởi hành lúc 20g30 (tức 19g30 giờ VN) từ Bằng Tường đi Quảng Châu. Tất cả giỏ, vali hành lý của khách sẽ được dán mã số, nhà xe giữ miễn phí ngay trong phòng chờ. Hãng xe mà chúng tôi lên là “xe nhà Phi”, ở đây có ít nhất 5-7 nhà xe phục vụ tuyến đường này.

Mỗi tối mỗi nhà xe có 2-3 chuyến xe xuất bến từ Bằng Tường, đến Quảng Châu vào đầu giờ sáng và ngược lại từ Quảng Châu về cũng trong đêm để tiết kiệm thời gian cho người buôn hàng. Xe có sức chứa 40 người nhưng được tận dụng tối đa, khi cần thiết khách có thể trải mền nằm ngay trên sàn xe. Vì vậy quãng đường gần 900km từ Bằng Tường về Quảng Châu, đối với nhiều người buôn hàng, gần hơn rất nhiều.

xe tại bằng tường

Những người đi “đánh hàng” tại Quảng Châu

Chuyến xe chúng tôi đi chở 40 khách, hầu hết là người Việt. Anh nằm giường kế bên chúng tôi tên Tâm, làm quản lý tour của một công ty du lịch khá lớn, công việc hằng ngày của anh kết thúc vào trưa thứ bảy cũng là lúc anh ngồi vào chuyến xe lên Lạng Sơn rồi thẳng đến Bằng Tường. Anh phụ với gia đình mua bán phụ tùng ôtô từ Trung Quốc. Tâm sẽ có một ngày chủ nhật trọn vẹn ở các chợ phụ tùng ôtô tại Quảng Châu, sau đó ngay trong tối chủ nhật lên xe về lại VN cho kịp buổi làm chiều thứ hai. Mỗi tuần như vậy anh mua hàng chục bao hàng linh kiện ôtô và cho người chuyển về Hà Nội không lâu sau khi anh về đến nơi.

Minh, vừa tốt nghiệp thạc sĩ một chương trình đào tạo liên kết của Úc, hằng tháng có vài ngày sang Quảng Châu “đánh hàng” cho shop thời trang của mình và hàng mỹ phẩm cho shop của mẹ. “Trước bố mẹ tôi đi hàng mỗi tuần 5-7 bao, nhưng có thấm gì so với các cô ở Hàng Ngang, Hàng Đào thời bố mẹ tôi làm đã đi 70 bao/tuần!”, Minh nói.

Trong chuyến đi này chúng tôi gặp 5-6 bạn trẻ là sinh viên. Có người đang học tiếng Hoa, có người không cần biết tiếng Hoa do có sẵn “tai” của gia đình từ thời bố mẹ còn đi buôn. Đạt, 19 tuổi, sinh viên năm 2 ngành công nghệ thông tin, cho biết đã cùng chúng bạn đi buôn khi còn học lớp 12. Mỗi lần “ăn hàng” của Đạt khoảng vài chục vạn tệ. Mùa đông, dịp gần tết cứ vài ngày Đạt qua lại một lần.

Phía trước gần sau lưng tài xế, hai chị em nhà Kim Em đang dọn chỗ nằm. Kim Em cho chúng tôi hay trung bình bốn tuần cô đi bảy bao hàng (mỗi bao khoảng 100kg). Trong chuyến về từ Quảng Châu, xe chúng tôi còn có thêm một số nhân vật trong giới ca nhạc ở Hà Nội như hai chị em ca sĩ X.N., M.Q… cũng đi “đánh hàng”. Chúng tôi thử nhẩm tính trung bình mỗi xe có 30 khách đi lấy hàng, mỗi khách mang sang Trung Quốc vài chục triệu đồng VN, có khoảng 10 nhà xe chạy từ Bằng Tường lên như thế mỗi đêm thì lượng tiền, hàng từ Trung Quốc đổ về VN mỗi ngày sẽ là một con số không nhỏ.

bến xe việt tú nam - quảng châu

Hơn 7g30, xe dừng ở bến Việt Tú Nam – nằm gần khu trung tâm thành phố Quảng Châu, nơi tập trung hầu hết các xe từ vùng biên giới VN – Trung Quốc. Mọi người lấy lại vali của mình, tủa đi lấy hàng ngay lập tức. Ra khỏi bến xe, Minh hỏi bốn tài xế đứng gần đó có thể thuê xe cả ngày đi Thái Bình, cả bốn người đều nói họ đang bận chở khách. Minh quyết định về khách sạn lấy phòng rồi sẽ tính tiếp. Cùng Minh, chúng tôi kéo vali đi bộ chừng 10 phút về khách sạn Garden Inn nằm trên đường Yanjiang Dong.

khách sạn tại quảng châu

Theo Minh khách sạn này là “được nhất” trong những khách sạn mà cô đã ở trong gần hai năm lấy hàng ở Quảng Châu, thậm chí cô còn có thẻ hội viên của khách sạn này để có được giá bằng 1/3 so với giá phòng của chúng tôi. Đứng cạnh chúng tôi ở quầy tiếp tân có ba người, trong đó có một “tai”. Minh nhanh nhảu hỏi anh “tai” làm thế nào để thuê xe đi Thái Bình lấy hàng vì cô nghe nói ở đó có nhiều hàng làm theo kiểu Hàn Quốc đang khá thịnh hành ở VN.

Chẳng ở đâu có hàng nhiều, rẻ như ở Quảng Châu, đến đó làm gì tốn tiền, mất thời gian”, anh “tai” độp lại ngay. Minh chần chừ tí chút rồi quyết định gửi hành lý lại khách sạn, sau đó ghé vào khu chợ Thập Tam Hàng chuyên bán đồ nữ. Chợ mở cửa từ 5 giờ sáng.

chợ tại quảng châu

Hành trình “đánh hàng” của Minh bắt đầu.

LÊ NAM – TIẾN HÙNG_________________________

Ở Quảng Châu có đến hàng chục chợ với quy mô cao vài tầng lầu và rộng như sân bóng đá. Ở đó mua bao nhiêu hàng, mua loại gì cũng có.

Nguồn: http://vanchuyentrungquoc.com/kinh-nghiem-danh-hang/di-quang-chau-danh-hang__30.html