Trào lưu đi “đánh hàng Quảng Châu”

Hàng Trung Quốc có lợi thế về giá, mẫu mã phong phú.

Mua tận gốc – bán tận ngọn

Đến với Quảng Châu “Bạn có thể giảm được 50% giá thành nếu có thể nhập trực tiếp từ các nhà cung cấp tại Trung Quốc. Tuy nhiên mua tận gốc, bán tận ngọn không phải ai cũng có thể làm được vì gặp trở ngại trong việc tìm đối tác, thanh toán, nhập khẩu” – thông tin trên được truyền bá rộng rãi trên mạng, cùng với sự mời chào tham dự hội thảo miễn phí ngay tại TPHCM giới thiệu “công nghệ đánh hàng” từ Quảng Châu gây được sự chú ý của nhiều người.

Chỉ cần gõ vào Google cụm từ “đi mua hàng ở Quảng Châu”, sẽ có một loạt những hướng dẫn chi tiết, cụ thể và giản đơn đến kỳ lạ để thu hút mọi người, mọi nhà tham gia vào hành trình nhập khẩu hàng Trung Quốc.

Theo lời một tiểu thương ở chợ Đồng Xuân, Hà Nội đi chuyến xe Hà Nội – Hữu Nghị Quan – Bằng Tường – Quảng Châu, bây giờ chính là thời “nhà nhà xuống đường đi buôn hàng Trung Quốc”.

Chưa có một thống kê nào về lượng người Việt Nam đang qua lại kinh doanh tại Quảng Châu, tuy nhiên có thể nhìn thấy được một phần của số lượng đông đảo này qua lượng “tai” (thông dịch kiêm hướng dẫn viên cho người Việt tại Quảng Châu) và lượng xe du lịch.

Theo Hoàng Trạch Nam, một “tai” kỳ cựu tại Quảng Châu, thì có khoảng hơn 1.000 người làm nghề này, chưa kể lực lượng du học sinh thỉnh thoảng cũng… kiếm thêm.

Một con số khác, Thuỷ – giám đốc khu người Việt của khách sạn Đức Chính – Quảng Châu cho rằng lượng “tai” có thể hơn 1.500 người. Lượng phiên dịch đông là vậy, nhưng lúc nào họ cũng có lịch làm việc dày đặc.

Đó là chưa kể đến lượng thương nhân Việt Nam nói được tiếng Hoa hoặc có đủ kinh nghiệm và mối làm ăn mà không cần đến “tai”. Con số thứ hai, là mỗi ngày, sẽ có bốn chuyến xe (40 khách/xe) đi từ Bằng Tường đến Quảng Châu và bốn chuyến quay chiều ngược lại. Đó là chưa tính lượng khách đi bằng máy bay.

Mọi người đều lao lên xe, theo sự hấp dẫn của lợi nhuận đặc biệt được mọi người truyền tụng, không biết rằng, họ đang là cánh tay nối dài của các nhà sản xuất Trung Quốc vốn đang gặp khó khăn do suy thoái kinh tế toàn cầu.

Trung tâm thương mại quốc tế

chợ tại quảng châu

Không phải đợi đến khi tổ chức tự xưng là “trung tâm tư vấn và hỗ trợ của China Trade Corp với các doanh nghiệp Việt Nam” ra đời tại TP.HCM, thì rất đông người Việt đã nhanh chóng có mặt tại trung tâm Tràm Xoáy, nơi được mệnh danh là trung tâm thương mại quốc tế của Quảng Châu.

Ở đó, doanh nhân, nhà buôn hay người bình thường từ mọi nơi trên thế giới đều có thể tha hồ mua sắm, đặt hàng và vận chuyển đủ mọi thứ, từ cỗ máy hiện đại nhất, món hàng nhái cao cấp nhất, sản phẩm đóng mác “sản xuất tại Việt Nam” hay những mặt hàng kém phẩm chất giá rẻ như cho.

Chỉ cần ra dấu, không cần biết từ tiếng Hoa nào, người ta cũng dễ dàng tiếp cận chợ quần áo, chợ đồ da, chợ đồ lưu niệm, chợ máy tính, chợ điện thoại di động… Và chỉ cần nói “anh từ đâu đến”,  hàng hoá sẽ được vận chuyển chính xác đến khu đóng hàng của mỗi quốc gia.

Việc đi buôn, hoá ra lại giản đơn vô cùng. Mang tiền đến “văn phòng đại diện” tại Hà Nội hoặc TPHCM của khách sạn Đức Chính gởi, sẽ tự khắc có tiền khi sang Quảng Châu.

Đặt vé xe qua điện thoại, ngủ một giấc là thấy thủ đô hàng hoá trước mắt. Chỉ việc chọn hàng, thoả thuận giá. Việc khuân vác đã có “tai”. Việc đóng hàng đã có một nhóm người bản xứ làm dịch vụ. Ai đi Quảng Châu cũng kéo vali to đùng trống không để mua và còn đóng hàng thành kiện hơn 100kg để chuyển về.

Giá chuyển hàng của Đức Chính là 1,5 triệu đồng/kiện hàng về Hà Nội và 2,5 triệu đồng về Sài Gòn. Tuy nhiên, Đại Xà Thầu đang là một mối chuyển hàng lớn hơn, do người Trung Quốc tổ chức.

Theo một nguồn tin, ông chủ của Đại Xà Thầu là đàn em thân tín của trùm cửu vạn tại vùng biên Lũng Vài. Một nhà buôn khác cho rằng, có ít nhất năm con đường để đưa hàng về Việt Nam, và người ta có thể vận chuyển khoảng ba container một lúc mà không phải đóng đồng thuế nào.

Ngày nối ngày, từng đoàn người nối tiếp nhau đến rồi đi, hỉ hả vui cười vì lượng hàng “đánh” được từ khu thương mại Tràm Xoáy. Những tiệm buôn lẻ chỉ cần vài chục triệu là xong một lần đi.

Những nhà buôn sỉ thì ăn dầm nằm dề ở Quảng Châu để chờ đơn hàng từ Việt Nam gởi sang và gom mỗi lần cả chục kiện. Những nhà “siêu buôn sỉ” thì mua hẳn nhà ở Quảng Châu và tổ chức một đường dây đưa hàng về khắp các tỉnh thành với số lượng không ai kiểm chứng được.

Hàng Trung Quốc, mà chủ yếu là dệt may, da giày cứ thản nhiên xâm nhập thị trường Việt Nam một cách tự nhiên.

Nguồn: http://vanchuyentrungquoc.com/kinh-nghiem-danh-hang/trao-luu-di-danh-hang-quang-chau__32.html

Quảng Châu: Thiên đường của dân đánh hàng

Nhật ký đi đánh hàng tại Quảng Châu

Sau một chuyến tham quan những khu chợ ở Quảng Châu- Trung Quốc, tất cả chúng tôi mới ngỡ ngàng vì ở đây rất nhiều mẫu mã, chủng loại hàng hoá với nhưng thương hiệu nổi tiếng như Nike,Gucci, Polo Louis, Versace… mà giá cả thì rẻ bất ngờ.

Chợ sớm Sập Xóm Hòm (Quảng Châu- Trung Quốc) mở cửa từ 7 giờ sáng. Được xây dựng thành một khu thương mại hai tầng trên 4 diện tích rộng gấp đôi chợ Đồng Xuân, nơi đây chủ yếu bán quần áo các loại với giá được liệt vào hàng cực rẻ. 8 giờ sáng, khi tôi dừng chân ở cửa chợ, từng đoàn người đã khuân vác các bao hàng chất lên xe tỏa đi mọi ngả đường. Không khí mua bán bên trong chợ rất sôi động và nhộn nhịp, nhưng liên tục được hạ nhiệt bởi luồng không khí mát lạnh từ các máy điều hòa cộng suất cao đang chạy hết cỡ.

Đủ loại quần áo, từ mốt di-gan của mùa hè, tới những chiếc áo ấm cho mùa đông, với những kiểu dáng, mẫu mã mới nhất liên tục được chào mời. Giá cả thì rẻ tới mức khó tưởng tượng được. Nếu mua lẻ, một chiếc áo chỉ có giá 15 CNY (tương đương với 30.000- 60.000 đồng), chỉ bằng một 1 nửa so với giá bán ở các cửa hàng “loàng xoàng” ở VN. Với các chợ đồ nữ, đồ nam, giày,dép, túi đồng hồ, tôi như lạc vào mê cung của các nhãn hiệu. Những chiếc thắt lưng điệu đà với đủ các nhãn hiệu, nếu mua ở chợ Hôm hay chợ hàng Da (Hà Nội) giá không dưới 50.000 đồng/chiếc, thì ở đây mua lẻ chỉ là 6 CNY/chiếc (12. 000 đồng). Ngay cả những chiếc thất lưng sành điệu, có nhãn mác đầy đủ và nổi tiếng, được bày bán trong các shop quần áo thời trang ở Hà Nội với giá hàng trăm nghìn đồng một chiếc, cũng chẳng thiếu ở Quảng Châu, với mức giá mua chơi, mua lẻ như tôi cũng chỉ 10 CNY/chiếc. Ở chợ túi, có thể nhìn thấy các nhãn hiệu rất quen thuộc, như Gucci, Polo Louis Vuitton, Versace… đường may sức nét, mềm mại.

Không thoát khỏi sức hấp dẫn của loại phụ trang này, tôi tặc lưỡi mua ba chiếc túi Gucci và Polo, với giá rẻ nhất là 30 CNY và đắt nhất là 60 CNY một chiếc ấy vậy mà khi về Hà Nội, mấy cô nàng sành điệu, sau một hồi săm soi chiếc túi xinh xắn mang nhãn hiệu Gucci với giá 30 CNY lại phán rằng, hôm nọ mua cái túi 170.000 đồng mà không đẹp và sắc sảo bằng (!). Còn “choáng” hơn nữa khi mấy chị bạn ở TP.HCM ở trong đó, một chiếc cặp da nam nhã nhiệu Prada, làm bằng da nguyên chất, mềm mại, được bán với giá trên 1,5 triệu đồng/chiếc, trong khi ở Quảng Châu, giá mua sỉ chỉ là 170 CNY/chiếc (340.000đồng). Không đủ sức chen chân với đám người đi mua – bán nhộn nhịp, tôi lạc sang một khu thương mại bề ngoài vắng vẻ hơn ở đối diện chợ đồ nam.

Khu này được chia nhỏ thành nhiều văn phòng giao dịch, cũng trưng bày các loại hàng quần áo nam nữ đủ loại, nhưng có vẻ cao cấp hơn. Các nhãn hiệu nổi tiếng như Gucci, Polo, Versace, Giorgio Amlani, Mang, Milano, Valentino, D&G…, hay những đồ thể thao mác Adidas, Puma, Nike… đều được bày bán ở đây với giá rẻ đến mức khó tin. Một chiếc áo Polo nữ kẻ, mốt mới nhất năm nay, đường may gọn gàng, có giá bán lẻ 40 CNY. Hàng như vậy trong các shop lớn ở Việt Nam không có giá dưới 200.000 nghìn. Một chiếc áo khoác nữ tôi mua với giá 55 CNY về VN chắc chắn không dưới 500.000 đồng. Hàng ở đây ngay cả người buôn cũng khó phân biệt mức độ thật giả, đẹp xấu so với hàng chính hãng, mà giá mua chỉ bằng 1/5,1/7.

Chủ hàng ở đây chủ yếu bán hàng qua catalogue. Ngắm những bộ comple kẻ, chất liệu len sành điệu ở VN giá khoảng 2 triệu đồng. Bà chủ nào cũng bảo là hàng Italy , hàng Anh. Nhưng ở khu chợ này, chỉ cần có khoảng 200 CNY, có thể mua hàng của đủ nhãn hiệu, từ “Made in Italy” hay “Made in UK”, hoặc bất cứ nhãn hiệu nào, đến từ đâu, miễn là chủ hàng muốn. Tại những khu bán buôn nhộn nhịp, mà người mua trông đa phần giống như các bà, các chị tôi đã gặp trong hành trình từ Hà Nội tới bến xe Việt Tú Nam hôm trước, còn có không ít tay buôn ở châu Phi cũng tới “đánh” hàngGiá rẻ, mác xịn, hàng tên tuổi có lẽ là những yếu tố khiến Quảng Châu ngày càng trở thành “thiên đường” của dân “đánh” hàng.

Đi lại một hồi, tôi cũng phát hiện ra rằng, tại Quảng Châu cũng có không ít hãng tên tuổi đến từ Pháp hay Italy, Anh, nhưng dù có đại hạ giá thì các sản phẩm bán ở đây cũng vẫn cao hơn các mặt hàng được bán ở chợ tới vài ba lần. Không những vậy hàng bán trong đại lý chính thức của các hãng đều phải ghi rõ “Made in Chia”.

Mệt nhoài sau một ngày săn hàng, nhưng những người “đánh hàng” vẫn hăm hở bàn luận về những món hàng mới. Rồi mai, ngày kia, họ lại tiếp tục vào cuộc “săn”. Phải ở lại 2-3 ngày mới đủ thời gian mà “quần thảo ” ở chợ.

Nguồn: http://vanchuyentrungquoc.com/kinh-nghiem-danh-hang/quang-chau-thien-duong-cua-dan-danh-hang__33.html

Đi Quảng Châu “đánh hàng”

Cùng Phóng viên Tuổi Trẻ đã đến thành phố Quảng Châu (Trung Quốc) – nơi được xem là trung tâm cung ứng hàng hóa thuộc loại lớn nhất nhì châu Á – để tìm hiểu đường đi của hàng hóa Trung Quốc về VN.

Suýt nữa chúng tôi phải tốn 35 tệ (1 tệ = gần 2.600 đồng) cho 20 km từ cửa khẩu Hữu Nghị tới thị trấn Bằng Tường (Trung Quốc) nếu không kịp nghe lời mời của một cô gái Trung Quốc nói tiếng Việt rất sõi: “Mời mấy anh lên xe về Bằng Tường miễn phí!”. Sau này chúng tôi mới biết mọi dịch vụ vận chuyển, đi lại… ở Trung Quốc đều có thể đặt chỗ trước từ VN.

Trạm trung chuyển “nóng”

Trên xe 16 chỗ ngồi đã có sẵn ba khách: hai nữ, một nam. Họ nói tiếng Hoa với nhau vài câu rồi cô gái ngồi trước quay sang làm quen. “Các anh định đi đâu?” – Minh, cô gái trẻ dẫn đầu nhóm ba người đi buôn hàng Trung Quốc, hỏi chúng tôi. Một cô trong nhóm buột miệng: “Hay là rủ các anh đi Thái Bình với mình luôn. Tụi em cũng định đi thử đến đó lấy hàng xem sao”. Hóa ra mọi việc chúng tôi chuẩn bị cho sự khó khăn khi sang Trung Quốc chỉ bằng thừa, bởi từ Hà Nội chỉ cần nhấc điện thoại đã có xe của các nhà xe Trung Quốc đón tận nhà và đưa lên cửa khẩu Hữu Nghị. Nếu là nhóm năm người trở lên sẽ được đón miễn phí ngoài giờ đón cố định. Từ đó, sau thủ tục xuất nhập cảnh, bước qua khỏi vòm Hữu Nghị quan, xe trung chuyển sẽ mở rộng cửa chào đón. Và mươi phút sau khách đã có mặt tại thị trấn biên giới mang tên Bằng Tường.

Tại Bằng Tường, nhiều người Trung Quốc có thể nói được lơ lớ tiếng Việt để cung cấp địa chỉ quán ăn, thực đơn, bán vé… cho khách VN sang. Thậm chí quán ăn VN tại đây còn có số điện thoại để khách hàng trước khi sang biên giới có thể gọi điện thoại (số đăng ký VN) đặt cơm do đầu bếp VN nấu theo khẩu vị của người Việt.

Những khách hàng không biết tiếng Hoa có thể gọi điện sang cho các “tai” (hướng dẫn viên nói tiếng Việt) thông báo trước ngày giờ sang, yêu cầu của chuyến đi, thậm chí nếu cần “tai” sẽ đến đón khách ở tận cửa biên giới và đi cùng khách hàng đến khách sạn cho đến khi khách về VN.

Chúng tôi trả 250 tệ/vé (sau này chúng tôi mới biết nếu mua vé khứ hồi tại VN sẽ rẻ hơn được 70 tệ/chuyến) cho chuyến khởi hành lúc 20g30 (tức 19g30 giờ VN) từ Bằng Tường đi Quảng Châu. Tất cả giỏ, vali hành lý của khách sẽ được dán mã số, nhà xe giữ miễn phí ngay trong phòng chờ. Hãng xe mà chúng tôi lên là “xe nhà Phi”, ở đây có ít nhất 5-7 nhà xe phục vụ tuyến đường này.

Mỗi tối mỗi nhà xe có 2-3 chuyến xe xuất bến từ Bằng Tường, đến Quảng Châu vào đầu giờ sáng và ngược lại từ Quảng Châu về cũng trong đêm để tiết kiệm thời gian cho người buôn hàng. Xe có sức chứa 40 người nhưng được tận dụng tối đa, khi cần thiết khách có thể trải mền nằm ngay trên sàn xe. Vì vậy quãng đường gần 900km từ Bằng Tường về Quảng Châu, đối với nhiều người buôn hàng, gần hơn rất nhiều.

xe tại bằng tường

Những người đi “đánh hàng” tại Quảng Châu

Chuyến xe chúng tôi đi chở 40 khách, hầu hết là người Việt. Anh nằm giường kế bên chúng tôi tên Tâm, làm quản lý tour của một công ty du lịch khá lớn, công việc hằng ngày của anh kết thúc vào trưa thứ bảy cũng là lúc anh ngồi vào chuyến xe lên Lạng Sơn rồi thẳng đến Bằng Tường. Anh phụ với gia đình mua bán phụ tùng ôtô từ Trung Quốc. Tâm sẽ có một ngày chủ nhật trọn vẹn ở các chợ phụ tùng ôtô tại Quảng Châu, sau đó ngay trong tối chủ nhật lên xe về lại VN cho kịp buổi làm chiều thứ hai. Mỗi tuần như vậy anh mua hàng chục bao hàng linh kiện ôtô và cho người chuyển về Hà Nội không lâu sau khi anh về đến nơi.

Minh, vừa tốt nghiệp thạc sĩ một chương trình đào tạo liên kết của Úc, hằng tháng có vài ngày sang Quảng Châu “đánh hàng” cho shop thời trang của mình và hàng mỹ phẩm cho shop của mẹ. “Trước bố mẹ tôi đi hàng mỗi tuần 5-7 bao, nhưng có thấm gì so với các cô ở Hàng Ngang, Hàng Đào thời bố mẹ tôi làm đã đi 70 bao/tuần!”, Minh nói.

Trong chuyến đi này chúng tôi gặp 5-6 bạn trẻ là sinh viên. Có người đang học tiếng Hoa, có người không cần biết tiếng Hoa do có sẵn “tai” của gia đình từ thời bố mẹ còn đi buôn. Đạt, 19 tuổi, sinh viên năm 2 ngành công nghệ thông tin, cho biết đã cùng chúng bạn đi buôn khi còn học lớp 12. Mỗi lần “ăn hàng” của Đạt khoảng vài chục vạn tệ. Mùa đông, dịp gần tết cứ vài ngày Đạt qua lại một lần.

Phía trước gần sau lưng tài xế, hai chị em nhà Kim Em đang dọn chỗ nằm. Kim Em cho chúng tôi hay trung bình bốn tuần cô đi bảy bao hàng (mỗi bao khoảng 100kg). Trong chuyến về từ Quảng Châu, xe chúng tôi còn có thêm một số nhân vật trong giới ca nhạc ở Hà Nội như hai chị em ca sĩ X.N., M.Q… cũng đi “đánh hàng”. Chúng tôi thử nhẩm tính trung bình mỗi xe có 30 khách đi lấy hàng, mỗi khách mang sang Trung Quốc vài chục triệu đồng VN, có khoảng 10 nhà xe chạy từ Bằng Tường lên như thế mỗi đêm thì lượng tiền, hàng từ Trung Quốc đổ về VN mỗi ngày sẽ là một con số không nhỏ.

bến xe việt tú nam - quảng châu

Hơn 7g30, xe dừng ở bến Việt Tú Nam – nằm gần khu trung tâm thành phố Quảng Châu, nơi tập trung hầu hết các xe từ vùng biên giới VN – Trung Quốc. Mọi người lấy lại vali của mình, tủa đi lấy hàng ngay lập tức. Ra khỏi bến xe, Minh hỏi bốn tài xế đứng gần đó có thể thuê xe cả ngày đi Thái Bình, cả bốn người đều nói họ đang bận chở khách. Minh quyết định về khách sạn lấy phòng rồi sẽ tính tiếp. Cùng Minh, chúng tôi kéo vali đi bộ chừng 10 phút về khách sạn Garden Inn nằm trên đường Yanjiang Dong.

khách sạn tại quảng châu

Theo Minh khách sạn này là “được nhất” trong những khách sạn mà cô đã ở trong gần hai năm lấy hàng ở Quảng Châu, thậm chí cô còn có thẻ hội viên của khách sạn này để có được giá bằng 1/3 so với giá phòng của chúng tôi. Đứng cạnh chúng tôi ở quầy tiếp tân có ba người, trong đó có một “tai”. Minh nhanh nhảu hỏi anh “tai” làm thế nào để thuê xe đi Thái Bình lấy hàng vì cô nghe nói ở đó có nhiều hàng làm theo kiểu Hàn Quốc đang khá thịnh hành ở VN.

Chẳng ở đâu có hàng nhiều, rẻ như ở Quảng Châu, đến đó làm gì tốn tiền, mất thời gian”, anh “tai” độp lại ngay. Minh chần chừ tí chút rồi quyết định gửi hành lý lại khách sạn, sau đó ghé vào khu chợ Thập Tam Hàng chuyên bán đồ nữ. Chợ mở cửa từ 5 giờ sáng.

chợ tại quảng châu

Hành trình “đánh hàng” của Minh bắt đầu.

LÊ NAM – TIẾN HÙNG_________________________

Ở Quảng Châu có đến hàng chục chợ với quy mô cao vài tầng lầu và rộng như sân bóng đá. Ở đó mua bao nhiêu hàng, mua loại gì cũng có.

Nguồn: http://vanchuyentrungquoc.com/kinh-nghiem-danh-hang/di-quang-chau-danh-hang__30.html

Thảo luận – Đi Quảng Châu đánh hàng cần khoảng bao nhiêu vốn?

thanhvy1 hỏi:

Tình hình là em đang bắt đầu mở 1 shop thời trang nữ dành cho độ tuổi từ 14 đến 30. Em đã lên hết kế hoạch trang trí, thiết kế shop và giờ chỉ còn việc đi lấy hàng nữa thôi ạ. Em cũng đã nghiên cứu kỹ về việc sang Quảng Châu lấy hàng. Em đã có đầy đủ giấy tờ pasport, visa. Nhưng xin các anh chị giúp em điều này 1 xíu ạ, đi lấy hàng mình cần mang khoảng bao nhiêu vốn ạ. 100 triệu liệu có đủ để lấy nhiều hàng không ạ hay phải cần hơn,em lấy bao gồm quần ào,ít giày dép túi xách,phụ kiện….em chỉ lo không đủ tiền thôi ạ!
Xin các anh chị giúp đỡ em. Em ở HCM ạ!

ninabag trả lời:

Lần đầu tiên bạn đi lấy hàng và mới mở shop mình nghĩ nên nhập vừa phải thôi, lấy nhiều quá sẽ tự làm khó mình đó. Khoảng 100tr mình nghĩ là đủ rồi. Mình có người quen mở shop bán lẻ, lượng khách rất tốt khoảng mỗi 2 tuần chị ấy lấy hàng tại VN (mặt hàng nhập từ Quảng Châu) tầm 50-60tr. Bạn tự lấy hàng từ gốc, giá thấp hơn mua khoảng 100tr chắc là ổn rồi. Còn xem tình hình bán ra, sở thích khách hàng thế nào đã rồi điều chỉnh tiếp bạn nhỉ.

Hương Điệp trả lời

Em thì lại nghĩ nếu vốn tầm 120->150 hãy sang bên ấy nhập hàng, nếu vài chục triệu thì nên nhập hàng ở VN ở các shop bán buôn cũng ổn ạ. Tại vì sang ấy nếu lấy nhiều hàng thì chi phí đi lại vô cũng giảm, chứ ít hàng mà gồng thêm các khoản chi phí nữa cũng không ổn mấy ạ

minhnguyetkt2 trả lời

Mọi người ơi, giá ở bên đấy và giá các chợ bán sỉ ở VN (chợ Ninh Hiệp chẳng hạn) có chênh lệch nhau nhiều không?

white shop trả lời

Khác nhau mà chị, chợ Ninh Hiệp thì quần áo hàng rẻ tiền nên em nghĩ k chất lượng lắm, bên QC thì hàng hóa đa dạng từ chất lượng trung bình đến cao cấp, nên nếu mở shop mà bán quần áo Ninh Hiệp thì k ổn đâu ạ

shophuyen87 trả lời

mẹ này nói đúng ý mình quá , chợ Ninh Hiệp bán hàng giá rẻ bèo nhập khẩu lậu bên trung quốc tinh theo cân rồi về VN phân từng loại ra bán mà . Bán shop phải nhập hàng QC

Xem tiếp tại: http://vanchuyentrungquoc.com/kinh-nghiem-danh-hang/di-danh-hang-tai-quang-chau-can-bao-nhieu-von__31.html

Dịch vụ Mua hàng trọn gói trên website taobao.com – H2Order

Taobao.com là một công ty con chuyên về lĩnh vực bán lẻ của tập đoàn Alibaba Group. Thực tế, Taobao.com là Website bán lẻ có uy tín với lượng thông tin lớn nhất Trung Quốc, đây là nơi không thể thiếu cho bạn khi cần tìm mua bất kỳ sản phẩm nào.

Theo phát ngôn viên của công ty này mô tả Etao chỉ như “một công cụ tìm kiếm cho mua sắm” tuy nhiên thực tế thì không hẳn là như vậy. Chen Shousong, một nhà phân tích đến từ công ty nghiên cứu Analysys International ở Bắc Kinh cho rằng nếu Etao chỉ là một bộ máy tìm kiếm phục vụ mua sắm thì chắc chắn nó sẽ không làm hài lòng người dùng. Bởi đã là tìm kiếm thì phải đa dạng và phong phú, có thế mới hấp dẫn được người dùng.

Theo Analysys Taobao hiện chiếm tới 75% thị phần bán lẻ trực tuyến ở Trung Quốc. Và để duy trì vị trí dẫn đầu này Taobao đã và đang phải làm việc để lôi kéo được nhiều khách hàng hơn từ những kết quả tìm kiếm trên Baidu hay Google.

Ngoài ra, khi thực hiện giao dịch mua bán trên Taobao thực sự rất an toàn. Trong một giao dịch, Taobao đứng ra làm trung gian mua bán giữa hai bên, khi khách hàng thanh toán, thực tế số tiền đó sẽ do Taobao giữ hộ, khi nào người mua xác nhận thành công thì Taobao mới chuyển tiền cho chủ shop. Nếu có bất kỳ trục trặc nào trong giao dịch: hàng hỏng khi nhận, hàng gửi sai, không nhận được hàng,… thì người mua hoàn toàn có thể thông báo cho Taobao và nhận lại phí tiền hàng của mình. Chính điều này đã giúp cho Taobao giữ được vị thế hàng đầu trong các website mua bán uy tín tại Trung Quốc.

mua hàng trọn gói trên taobao.com

Taobao.com – website mua bán lẻ uy tín hàng đầu của Trung Quốc

Chính vì vậy mà H2Order đã đưa ra Dịch vụ order hàng trên Taobao.com trọn gói với chi phí thấp nhất, chất lượng phục vụ tốt nhất cùng với thời gian chuyển hàng nhanh nhất đến với quý khách hàng. Đến với chúng tôi quý khách hàng chỉ phải lựa chọn món hàng mà mình ưng ý nhất trên taobao.com và chúng tôi sẽ hoàn thành nốt phần còn lại. Sau 7 – 10 ngày, những sản phẩm mà quý khách đã chọn mua đã về tới tận tay quý khách hàng hoàn toàn nguyên vẹn. Với nhiều kinh nghiệm trong việc mua hàng hộ tại các website của Trung Quốcmua hàng trực tiếp tại Quảng Châutìm kiếm nguồn hàng theo yêu cầu và vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam, quý khách có thể hoàn toàn yên tâm và tin tưởng khi giao dịch với chúng tôi.

Ưu điểm của việc mua hàng trên taobao:

– Tiết kiệm thời gian cũng như tiền bạc thay vì phải sang tận Trung Quốc mua hàng

– Nguồn hàng phong phú từ cả nước Trung Quốc

– Các mẫu mã mới nhất, cập nhật liên tục, luôn đón đầu về xu hướng thời trang và công nghệ

– Số lượng shop bán chung 1 mặt hàng cực lớn nên giá cả cực kỳ cạnh tranh vì thế có thể so sánh giá trước để tìm nguồn hàng rẻ

H2Order mang lại những lợi ích gì cho bạn?

– Giúp quý khách hàng kiểm tra thông tin, giá cả, phụ phí của sản phẩm trước khi mua

– Thay mặt khách hàng mua sản phẩm trên taobao tại Trung Quốc

– Nhận hàng từ chủ shop tại Trung Quốc, vận chuyển về Việt Nam tới tận tay cho khách hàng

– Dịch vụ uy tín, chuyên nghiệp, hiện đại. Khách hàng có thể tự mình xem được thông tin toàn bộ diễn biến mua hàng trên website của H2Order.

Góp ý nhỏ khi lựa hàng trên taobao:

– Chọn những shop có độ uy tính cao, miêu tả thông tin chi tiết & có hình chụp thật của sản phẩm

– Chất lượng sẽ luôn đi đôi với giá tiền, hàng giá rẻ & hàng giá cao luôn có lý do riêng của nó, giá có thể xa xích 1 ít do tùy lợi nhuận của người bán nhưng chắc chắn không thể có loại hàng cùng 1 chất lượng nhưng giá lại khác 1 trời 1 vực, tâm lý muốn mua hàng vừa rẻ vừa đẹp vừa tốt nên chọn cách mua trực tiếp.

– Nếu shop định mua chưa giao dịch bao giờ, bạn nên nhập số lượng ít cho lần đầu để xem chất lượng & thời gian xuất hàng của họ. Sau khi đã nắm được độ uy tín cơ bản của bên bán thì mới quyết định xem nên chọn họ làm nguồn hàng hay không.

 Chúc quý khách hàng mua được những món hàng ưng ý cho mình!